Liệu pháp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa từ châu Âu
Viêm nhiễm phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và đời sống vợ chồng.
Mới đây, các nhà khoa học châu Âu đã nghiên cứu thành công liệu pháp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo bằng viên đặt lợi khuẩn, với cơ chế hỗ trợ phục hồi sinh lý tự nhiên, không chứa kháng sinh.
Những sai lầm thường gặp trong điều trị nhiễm khuẩn âm đạo
Viêm phụ khoa không phải là bệnh khó giải quyết, nhưng trong quá trình điều trị, rất nhiều chị em mắc sai lầm dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần, thậm chí còn gặp biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia cho biết, nhiễm khuẩn âm đạo rất dễ tái phát và kéo dài không khỏi do những yếu tố sau:
Điều trị không triệt để
Đa phần các chị em mắc phải sai lầm này do chủ quan, điều trị thấy bệnh thuyên giảm là không đi tái khám. Hoặc ngay sau khi các triệu chứng giảm đã tự ý bỏ thuốc, trong khi đây mới là giai đoạn các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo bị ức chế một phần, chưa trị được triệt để.
Bỏ dở liệu trình điều trị làm cho các vi khuẩn có hại không được tiêu diệt hoàn toàn, hại khuẩn tấn công trở lại và khỏe mạnh hơn, gây tái phát tiếp diễn. Bên cạnh đó, việc điều trị không theo phác đồ, ngưng thuốc giữa chừng sẽ làm cho các tác nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo kháng lại thuốc, khiến cho những lần điều trị sau gặp khó khăn nhiều hơn.
Lạm dụng kháng sinh
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo. Tùy vào tác nhân cụ thể và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh khác nhau để xử lý bệnh. Cũng có nhiều trường hợp tự mua kháng sinh về dùng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh tạo điều kiện cho hại khuẩn kháng thuốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn, dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo.
Lạm dụng kháng sinh gây nhiều hậu quả khôn lường
Sử dụng mẹo dân gian không đúng cách
Từ xa xưa, các mẹo dân gian chữa nhiễm khuẩn âm đạo đã được các bà, các mẹ sử dụng phổ biến như lá trầu không, lá húng quế, lá ngải cứu, lá chè xanh,... Tuy nhiên các phương pháp này chỉ phù hợp trong trường hợp hỗ trợ điều trị hoặc khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.
Với các trường hợp viêm nhiễm nặng, các mẹo dân gian đó không đem lại hiệu quả như mong muốn, mà còn vô tình đưa thêm hại khuẩn vào âm đạo nếu không chú ý vệ sinh thảo dược đúng cách.
Viêm âm đạo không được xử lý kịp thời, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ảnh hướng đến khả năng sinh sản, sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm hơn bệnh có thể tiến triển gây ung thư cổ tử cung,...
Với sự tiến bộ không ngừng của y học, hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Trong đócó thể kể đến xu hướng sử dụng lợi khuẩn để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo. Đây là liệu pháp mới tại châu Âu được chị em tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả.
Thực tế, môi trường âm đạo của phụ nữ khỏe mạnh tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn ở thế cân bằng. Trong đó, chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế là Lactobacillii có khả năng tiết acid lactic làm cho âm đạo có độ pH hơi acid, từ đó tạo "hàng rào" ngăn cản các vi sinh vật có hại phát triển quá mức. Vì vậy, trong trường hợp nhiễm khuẩn, bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh âm đạo và ổn định độ pH sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát.
Âm đạo có chứa cả lợi khuẩn và hại khuẩn chung sống hòa bình
Trong các loại vi khuẩn có lợi, chủng Lactobacillus acidophilus được ưu tiên lựa chọn bổ sung do là lợi khuẩn chủ yếu trong hệ vi sinh vùng kín. Khi đưa vào âm đạo, Lactobacillus acidophilus nhanh chóng thích nghi và phát huy tác dụng. Không chỉ khôi phục độ pH, sự cân bằng hệ vi sinh âm đạo, lợi khuẩn này còn sản sinh hydrogen peroxide và bacteriocin, hai hợp chất ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phụ khoa.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39