Khi trẻ sốt cao có nên sử dụng thuốc phòng ngừa co giật?
Bé nhà tôi 18 tháng bị sốt cao co giật lần đầu tiên, lúc đó cháu sốt 40,5oC bác sĩ cho dùng thuốc diazepam chống co giật.
Sau đó 1 tháng cháu lại bị sốt, lần này mới 38,5oC cháu đã bị giật. Tôi có nên dự trữ thuốc này để phòng ngừa co giật mỗi khi con bị sốt không?
Nguyễn Thị Bình (Hà Nội)
Việc chỉ định dùng thuốc trong phòng ngừa co giật cho trẻ phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán cơn co giật do đâu.
Để bạn hiểu rõ hơn về vai trò của các thuốc ngừa co giật, chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt cao, nhưng hầu hết các cơn giật là lành tính thì yếu tố nguy cơ các tác dụng phụ của các thuốc này vượt trội hơn so với lợi ích của chúng.
Trong các nghiên cứu đã được phân tích và đánh giá thì việc sử dụng các thuốc chống co giật (như phenolbarbital, valproate hoặc sử dụng diazepam) cách quãng đường trực tràng thì làm giảm được nguy cơ co giật tái phát trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm, đồng thời với đó là gây tác dụng phụ lên khoảng 30-40% trẻ (ngủ gà, kích động, rối loạn chức năng nhận thức...). Do đó, việc sử dụng thuốc phải hết sức cân nhắc và thận trọng trên từng bệnh nhi.
Ngoài ra, các thuốc này ngừa các cơn co giật lành tính tái phát do sốt chứ không ngăn ngừa được các cơn co giật do bệnh động kinh. Gần đây, Tiểu ban Về co giật do sốt của Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận không khuyến cáo liệu pháp dùng liên tục hay ngắt quãng các thuốc chống cho giật cho trẻ bị co giật do sốt đơn thuần.
Tuy nhiên, đối với những trẻ có nguy cơ cao hơn trong tương lai phát triển thành chứng co giật mà không có sốt hoặc một số trẻ em, cơn co giật do sốt có thể là cơn đầu tiên của bệnh động kinh, thì việc ra quyết định điều trị cho những bé này cần phải cá nhân hóa từng trẻ dựa trên cân nhắc giữa nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và lợi ích điều trị. Có thể khi con bị co giật, cha mẹ sẽ hết sức lo lắng, do đó điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý nhất cho con.
DS. Minh Thành
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39