Để người cao tuổi có tinh thần tốt trong mùa dịch
Người cao tuổi vốn là đối tượng dễ bị tổn thương, trong tình hình dịch bệnh hiện nay người cao tuổi càng dễ bị tổn thương hơn.
TS.BS. Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Khoa Lão - Chăm Sóc Giảm Nhẹ - Bệnh Viện Đại H Y Dược TP.HCM cho biết, ở người cao tuổi, sự lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ gây nên nhiều biến đổi của cơ thể bao gồm cả sự lão hóa của hệ thống miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và tăng phản ứng viêm.
Sự xuất hiện của tình trạng suy giảm miễn dịch và tăng phản ứng viêm, sẽ làm cho virus khi xâm nhập vào cơ thể người lớn tuổi sẽ sao chép và nhân lên nhanh chóng, tấn công dễ dàng hơn vào các cơ quan đặc biệt là ở phổi so với người trẻ tuổi.
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch
Cũng theo TS Thể, tỷ lệ mắc COVID-19 và tỷ lệ tử vong cũng tăng theo độ tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ tử vong càng cao.
Đồng thời sẽ có khoảng 1/11 trường hợp người cao tuổi sẽ phải tái nhập viện trong vòng 2 tháng.
Ghi nhận trên toàn cầu, COVID-19 đã làm giảm tuổi thọ và tăng tử vong ở người cao tuổi lên gấp 5 lần mức trung bình so với giai đoạn trước dịch.
Tham gia công tác phòng chống dịch an toàn, giúp đỡ cộng đồng là một biện pháp giúp giảm sự tác động của đại dịch COVID-19 đến tâm lý, tinh thần của người cao tuổi.
Cải thiện tinh thần cho người cao tuổi
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn, tính mạng của người cao tuổi, đại dịch COVID-19 còn gây nên những tác động đến vấn đề tâm lý ở người cao tuổi.
Cụ thể, các biện pháp giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng đến thói quen, hành vi của mỗi người, từ đó dẫn đến rối loạn tâm lý.
Các thông tin về COVID-19 như thiếu thực phẩm, thuốc men, bác sĩ, bệnh viện, tỷ lệ tử vong cao ở người lớn tuổi... có thể khiến người cao tuổi căng thẳng, lo lắng cho sức khỏe của bản thân và con cháu.
TS Thể khuyến cáo, để vượt qua những tác động tâm lý do đại dịch gây ra, người cao tuổi có thể lưu ý đến các lời khuyên:
Lo lắng và sợ hãi trong đại dịch COVID-19 là điều bình thường, người cao tuổi cần biết cách nói ra những cảm xúc của mình sẽ giúp người cao tuổi giảm bớt phiền muộn.
Giới hạn khung giờ cập nhật, tiếp xúc thông tin COVID-19 mỗi ngày, lựa chọn các thông tin tích cực.
Nếu chẳng may mắc COVID-19, bệnh nhân COVID-19 cần được chăm sóc tận tình; Cách ly không đồng nghĩa với việc cắt đứt hết các giao tiếp xã hội, cần giữ liên lạc với người thân, tạo sự thoải mái khi thực hiện cách ly.
Thực hiện cách phương pháp giữ cho tinh thần khỏe mạnh trước sự mất mát như ghi chép những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, học và thực hành thiền, nói chuyện với những người mà bản thân tin tưởng.
Tự chăm sóc bản thân và ưu tiên sức khỏe, hạnh phúc của bản thân.
Tham gia giúp người khác nhớ rằng không ai trong chúng ta bị lẻ loi trong thời gian này
Cần có chế độ sống, sinh hoạt lành mạnh nói không với thuốc lá, tập thể dục và có chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39