Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục như thế nào
Người bị tiểu đường tránh các bài tập mạnh như nâng tạ, chống đẩy vì có thể khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.
Tập thể dục có tác dụng điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều phù hợp với người tiểu đường, một số bài tập thậm chí làm trầm trọng hóa căn bệnh.
Theo ông Ketut Suastika, Chủ tịch Hiệp hội Nội tiết Indonesia, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các bài tập nặng như nâng tạ, nhảy dây và chống đẩy. Nguyên nhân do những bài tập này gây mất cân bằng oxy trong cơ thể, từ đó đẩy cao đường huyết và phức tạp hóa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
"Lấy ví dụ nâng tạ. Người bị bệnh võng mạc do tiểu đường tập nâng tạ có thể tăng nguy cơ mù lòa", ông Suastika giải thích.
Tập tạ không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Pixabay. |
Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi bộ nhanh, mỗi ngày tập 30 phút. "Tối thiểu mỗi tuần bạn nên tập thể dục 150 phút. Nếu tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tiểu đường", Suastika kết luận.
Minh Nguyên (Theo Asiaone)
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39