Bệnh nhân gút tránh ăn gì ngày Tết?
Tôi 45 tuổi, bị bệnh gút, đã điều trị bằng thuốc một thời gian. Xin bác sĩ tư vấn cần kiêng những món gì dịp Tết? (Lan, Nam Định).
Trả lời:
Gút là dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Một người có nguy cơ bị bệnh gút khi uống quá nhiều rượu hay ăn quá nhiều cá, thịt. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh này.
Đối với bệnh gút, chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng để giảm lượng axit uric, làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế các cơn đau. Những người mắc bệnh mạn tính, trong đó có bệnh gút cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, tránh ăn thực phẩm giàu purin.
Một số thực phẩm, món ăn bệnh nhân gút cần tránh trong dịp Tết, gồm:
Phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây các cơn đau cấp bất cứ lúc nào.
Các loại thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric máu, gây các cơn đau.
Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn cũng có thể tăng acid uric máu.
Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Chứa nhiều chất béo, muối làm tăng sưng và viêm.
Người bệnh gút cũng không nên ăn một số loại rau như măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải, bởi chứa nhiều purin. Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh). Đặc biệt, không nên uống rượu bia, đồ uống có ga, bánh kẹo.
Những thực phẩm có lượng purin thấp người bệnh nên ăn, gồm các loại cá sông (chép, diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà). Chúng có hàm lượng purin thấp, đồng thời cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh nên ưu tiên rau xanh, hoa quả giàu chất xơ như rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, dưa leo, cà chua và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín, bởi vừa ít purin, vừa giàu vitamin C, E.
Tăng cường ăn trứng sữa vì thực phẩm này không chứa purin nên không gây hại. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày bởi nước giúp đào thải acid uric ra ngoài và hạn chế kết tinh urat tại các tổ chức.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39