Bé trai uống nhầm thuốc trừ sâu, cha mẹ làm cách nào phòng tránh?
Mới đây, một bé trai 2 tuổi (ở Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do uống nhầm thuốc trừ sâu.
Gia đình cho biết, bé đang chơi phía ngoài nhà, đột nhiên ho nhiều, sặc sụa. Khi người nhà chạy ra thì thấy bé cầm lọ thuốc trừ sâu đã mở nắp. Sau đó, bé nôn nhiều lần ra dịch màu xanh bẩn, có mùi thuốc trừ sâu, gia đình nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.
Tại phòng cấp cứu, bé nhanh chóng được rửa dạ dày, uống dịch than hoạt tính, truyền dịch thải độc. Bé được nhập viện Khoa Hồi sức cấp cứu điều trị tích cực, tiếp tục uống hỗn dịch than hoạt tính, truyền dịch thải độc.
Lọ thuốc trừ sâu bé uống nhầm được gia đình mang đến bệnh viện là thuốc trừ sâu Emaben có hoạt chất Emamectin benzoate 20g/l. Đây là một loại thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng diệt các loại sâu bệnh trên cây lúa, rau, cây ăn quả.
Sau 1 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của bé đã được cải thiện, không nôn, ăn uống tốt.
Cảnh báo ngộ độc thuốc trừ sâu ở trẻ em do cha mẹ bất cẩn.
Từ ca bệnh này, để phòng ngừa ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh cần để thuốc và hóa chất ngoài tầm với của trẻ; đóng chặt nắp chai, hộp để trẻ không dễ dàng mở được; không để hóa chất trong vỏ chai các loại nước uống.
Luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì tuổi này trẻ rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh và "thử" bất cứ thứ gì trẻ cầm được.
Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, không nên để thuốc, hóa chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nói dối với trẻ thuốc là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại thuốc là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc.
Nếu phát hiện người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cần tìm mọi cách để bệnh nhân nôn ra (ngoáy họng, móc họng…), cho uống than hoạt sau đó đưa đi cấp cứu tại BV để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Khi đi nhớ mang theo chai hóa chất mà trẻ uống nhầm để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.
Đây là hóa chất cực độc, bệnh nhân ngộ độc Paraquat nếu không tử vong thì cũng phải chịu đựng những tổn thương gan, thận hết sức nặng nề, đặc biệt là biến chứng xơ phổi.
Để tránh ngộ độc hóa chất độc hại này, ngoài các biện pháp dự phòng nói trên với trẻ nhỏ thì với ngườinông dân khi phun hoá chất cần mang trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, không phun xịt hoá chất khi bụng đói, đang yếu trong người hay mới khỏi bệnh; không ăn, uống khi phun xịt hoá chất; tắm rửa thật sạch bằng xà phòng sau khi phun xịt hoá chất; khi vòi phun bị nghẹt không dùng miệng để hút; nghỉ ngơi xen kẽ trong lúc làm việc, không phun xịt liên tục quá hai giờ.
Lê Nguyên
Link nguồn:
Theo suckhoedoisong.vn
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39