Bác sĩ chuyên khoa chỉ cách trị nôn trớ ở trẻ
Sinh đứa thứ 2, chị Minh Nguyệt (phố Hoàng Mai, Hà Nội) rất mệt mỏi mỗi khi cho con ăn, vì bé dường như rất khó nuốt thức ăn, cứ cho vào miệng được đến thìa thứ 5 lại bé lại trớ ra gần hết.
Bé Su năm nay được 17 tháng, bé nặng 11 kg, bé khá nghịch và nhanh nhẹn, duy chỉ có chuyện ăn uống là khó khăn. Đôi khi con ăn còn một vài thìa cháo nữa là xong thì con lại nôn hết, tiếc công, tiếc sức, chị lại nấu một bát cháo khác và ép con ăn tiếp nhưng cũng chỉ được vài thìa. Chị đã thay đổi vị cho món, cho con uống men tiêu hóa nhưng tất cả vẫn không thay đổi. Chị Nguyệt stress vô cùng và cảm thấy bất lực với con.
Ảnh: Yến Nguyễn
Chị cho con đi khám ở Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai thì được biết, bé Bi bị mắc bệnh về đường tiêu hóa. Hiện tại, bé đang ở mức độ nhẹ, rất may chị đã cho đi khám sớm đã có những điều chỉnh phù hợp.
Nguyên nhân
PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, do cấu trúc bộ máy tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sự khác biệt giữa trẻ lớn và người lớn. Với trẻ sơ sinh, dạ dày nằm ngang, không nằm dọc như người đã phát triển. Khi cơ thắt tâm bị, ngăn cách giữa dạ dày và thực quản rất yếu cho nên các thức ăn và dịch vị ở dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, lên họng và ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng nôn trớ.
Khi nôn sẽ bị co rất mạnh các cơ ở bụng và cơ hoành để bật ra ngoài, với những đứa trẻ nôn thì thức ăn bắn ra ngoài rất mạnh và nhiều. Còn trớ là hiện tượng ậm ọe sữa và thức ăn trào ra ngoài ở bên mép.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39