Bác sĩ BV Nhi Đồng 1: Không nhất thiết phải xét nghiệm sán lợn
xung quanh chuyện nhiễm giun sán ở Bắc Ninh, giữa "rừng" thông tin mổ xẻ các khía cạnh khiến nhiều bạn đọc hoang mang, lo lắng, chúng tôi xin đăng tải những chia sẻ của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1.
Giun sán có mặt rất nhiều trong môi trường, trong đất, trong rau không sạch, trong phân, nước miếng của động vật cho nên vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường rất quan trọng nhưng cũng khó mà tránh - ĂN SẠCH UỐNG SẠCH RỬA TAY -XỔ GIUN ĐỊNH KỲ
Giun sán có nhóm ký sinh trên người, ký sinh trên động vật khác.
Nếu giun sán ký sinh trên người vào vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay qua da cũng sẽ di chuyển vào ruột nguời để thải ra môi trường nhằm "nhân giống"; Nếu loại giun sán ký sinh trên động vật khác khi "lỡ" đi vào người có thể đi lạc lên cơ quan khác nhưng tình huống này rất hiếm, sợ nhất là lên não, thường là lên da;
Trưa 16/3, đã có gần 1.200 trẻ từ Bắc Ninh đến BV Nhiệt đới TƯ và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ để làm xét nghiệm xem có nhiễm sán lợn hay không. Trong ảnh là cảnh ngồi cả trên cầu thang chờ đến lượt vào khám (ảnh: Tiền Phong)
Có nên xét nghiệm máu tìm xem có nhiễm giun sán không ?
Đa số khi giun sán vào cơ thể người sau một thời gian cơ thể người tự thải ra nhưng xét nghiệm vẫn dương tính rất rất lâu , cho nên dù xét nghiệm dương nhưng trong người không có, không còn giun sán nào cả; Xét nghiệm giun sán rất dễ nhầm vì nhiễm giun sán này đã hết lâu rồi nhưng lại xét ra giun sán khác; Nhiễm giun sán người nhưng xét nghiệm ra giun sán chó mèo sán lợn; Chỉ bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da (nổi sần, nổi cục trên da) , dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chI... và bác sĩ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng "chạy nhầm đường" mới cho chỉ định xét nghiệm; Trẻ nhỏ hay người lớn không có triệu chứng gì thì xét nghiệm làm chi cho RỐI THÊM.
Đặc biệt những ý kiến cho rằng để tìm sán heo chỉ cần làm xét nghiệm Elisa thì nên cẩn thận, vì xét nghiệm này chéo với nhiều loại giun sán, mình tìm sán heo nhưng chỉ cần có sán khác hoặc giun nó cũng dương tính. BS Hữu Khanh khẳng định, nếu nghi ngờ ăn phải gì đó mà có thể nhiễm giun sán thì cứ uống thuốc xồ giun: chả cần lo lắng gì. Lý do: Giun sán thông thường thì mua thuốc có thành phần albendazol, mebendazol, pyrentel; Nghi sán lợn thì dùng Prazirentel hay albendazol; Xét nghiệm hay không thì cứ uống vì đâu có triệu chứng gì đâu mà lo; Thuốc xổ giun bây giờ dễ tìm và rất hiền.
Nói chung là không cần xét nghiệm và cứ uống xổ giun và cũng phải nhớ xổ giun cho thú cưng mới đảm bảo sức khỏe người thân trong gia đình. Và luôn nhớ, ăn sạch uống sạch rửa tay luôn luôn có lợi.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39