70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Một số nguyên nhân được đưa ra như do đặc thù công việc đứng lâu ngồi nhiều, ảnh hưởng của thời kì mang thai và sinh nở, thói quen mang giày cao gót… Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tiến triển âm thầm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Hãy xem 5 phương pháp đẩy lui suy giãn tĩnh mạch tiết kiệm và an toàn dưới đây.
1. Đi bộ mỗi ngày 15 phút
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân có thể nói là do bị ứ trệ tuần hoàn máu mà ra. TS. Bs NguyễnTrung Anh – PGĐ bệnh viện lão khoa trung ương cho biết người bệnh có thể biết mình bị bệnh khi dấu hiệu căng tức, nặng ở chân. Các triệu chứng này xét theo mùa thì mùa hè bị nhiều hơn mùa đông, theo một thời gian buổi sáng ngủ dậy chân nhẹ nhõm nhưng càng về chiều càng nặng hơn.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày giúp giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ mỗi ngày tối thiểu 15 phút là một giải pháp quan trọng trong ngăn ngừa tiến triển bệnh. Đi bộ giúp dòng máu tĩnh mạch dễ dàng trở về tim hơn, đồng thời một phần giúp cho hoạt động giảm cân, giảm tình trạng ứ trệ máu. Nếu dành 15 phút đi bộ đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng đau mỏi, tê bì, tức chân giảm đi đáng kể. Người bệnh không nên cố gắng đi bộ quá nhiều, chỉ nên duy trì ở mức độ thoải mái cho cơ thể.
2. Mang vớ ép y khoa
Vớ y khoa hay còn gọi là vớ áp lực. Vớ áp lực được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt sao cho áp lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.
Cơ chế tác dụng của vớ áp lực rất đơn giản: khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch vốn bị hư hại (bị hở) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù, nhức, đau và đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trong giai đoạn khởi đầu điều trị suy tĩnh mạch, dùng vớ áp lực nên được phối hợp với điều trị bằng thuốc hoặc chích xơ hay phẫu thuật. Trong những giai đoạn về sau, hoặc khi dùng trong dự phòng hoặc khi có tái phát, bệnh nhân nhiều khi chỉ cần mang vớ áp lực là đủ.
3. Xoa bóp mat-xa chân
Xoa bóp, mát-xa chân với kem các vùng bị ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch có thể giữ cho máu di chuyển tốt hơn trong tĩnh mạch, có thể giúp giảm đau chân và giảm sưng chân hoặc phù nề do suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể kết hợp với một số loại kem dưỡng để tăng hiệu quả của phương pháp này.
Mát-xa chân giúp giảm đau mỏi, tê bì cho người suy giãn tĩnh mạch
4. Tránh ngâm chân nước nóng, tránh mang giày cao gót, tránh đứng lâu ngồi nhiều
Nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch hay mắc phải sai lầm cố ngâm chân nước nóng để giảm sự khó chịu đau mỏi hoặc hi vọng tan máu bầm tím, mất đi gân xanh. Nhưng tác dụng thì ngược lại, càng ngâm chân với nước nóng, bệnh giãn tĩnh mạch chân càng nặng.
Bác sĩ chuyên khoa mạch máu chia sẻ, trong bệnh suy giãn tĩnh mạch, nóng sẽ làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn và có xu hướng làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Vì thế, không được ngâm chân nước nóng. Nhưng có thể ngâm chân với nước lạnh để giảm bớt các khó chịu vì nước lạnh làm cho mạch co lại, đồng thời hỗ trợ chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết bởi chất dịch thần kinh. Khi ngâm chân, chị nên ngâm từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C khoảng 10 phút.
Ngoài ra, để cải thiện lưu thông máu ngăn ngừa sự ứ trệ máu trên tĩnh mạch chân, người bệnh tránh mang giày cao gót, tránh đứng lâu ngồi nhiều, nên tập thể dục đều đặn và tạo lối sống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin tăng sức bền tĩnh mạch chân.
5. Sử dụng viên uống thảo dược hỗ trợ tĩnh mạch
Các phương pháp cơ học nêu trên có thể hỗ trợ tĩnh mạch với các tác động từ bên ngoài, tuy vậy, suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mạn tính với những tổn thương bên trong tĩnh mạch. Đó có thể là tình trạng suy yếu thành mạch hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị hở, bị giảm khả năng đóng mở, giảm chức năng lưu thông. Vì thế, các chuyên gia và bác sĩ khuyên rằng nên kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị gồm phương pháp điều trị nội khoa (thuốc trợ mạch hoặc dùng viên uống thảo dược hỗ trợ tĩnh mạch), vớ ép, tập thể dục. Một trong số các sản phẩm thảo dược nhập khẩu uy tín cho bệnh giãn tĩnh mạch đó là TPBVSK DULCIT.
TPBVSK Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Holistica – Pháp, có công thức thảo dược tối ưu dành riêng cho người suy giãn tĩnh mạch chân và bệnh trĩ. Thành phần cao dẻ ngựa, cây đậu chổi, cây phỉ Pháp, giúp hỗ trợ điều trị đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân, giảm phù chân nặng chân, đau chân chuột ban đêm, chống giãn nổi xanh tĩnh mạch, hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Về nhà sản xuất Holistica tại Pháp
Các sản phẩm của Holistica được phát triển trên một triết lý “Tiêu chuẩn lựa chọn cao cấp, thành phần 100% tự nhiên”. Nguyên liệu cao cấp không thể thiếu quy trình sản xuất hiện đại nhất thế giới, nhà máy đạt tiêu chuẩn châu Âu ISO 9002 và AFQ (French Quality Assurance), đáp ứng thực hành sản xuất tốt của Pháp, BPFs (Bonnes Pratiques de Fabrication ), tiêu chuẩn COFRAC (Comité Francais d’Acréditation). Lựa chọn dùng sản phẩm thảo dược từ Holistica là lựa chọn thông minh và an toàn cho người mang bệnh mạn tính.
Thông tin sản phẩm có tại website: Dulcit.vn, fanpage https://www.facebook.com/dulcitgiantinhmachchi, số tư vấn 1900545518 trong giờ hành chính.
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39